logo-mini

icon-home-grey50 Nam Cao, Ba Đình, Hà Nội
icon-phone-grey0243 845 6680
icon-email-greyc3nguyentrai@hanoiedu.vn
icon-email-greyphuonglannguyen009@gmail.com

Thông báo chung:

Các hoạt động khác

GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 2.2024

                Thanh thiếu niên chính là tương lai của đất nước, các em rất cần sự quan tâm chăm sóc của nhà trường, gia đình cũng như toàn xã hội. Nhiều em có thể quen cuộc sống bình yên, ngập tràn tình yêu thương và niềm vui nhưng cuộc đời một con người đâu phải lúc nào cũng suôn sẻ, sẽ có lúc các em phải đối mặt với những khó khăn, thách thức. Cũng vì vậy vấn đề an toàn đối với lứa tuổi thanh thiếu niên là rất quan trọng đặt biệt là với các em đang ở giai đoạn tuổi vị thành niên, kiến thức, sức khỏe cũng như kinh nghiệm sống còn chưa đủ, kiến thức về sự an toàn còn rất hạn chế. Việc trang bị cho các em kỹ năng sống an toàn trong đó có cách xử lý tình huống khi phải đối mặt với sự hiểm nguy, thiếu an toàn đối với tính mạng, thậm chí cả sự lạm dụng tình dục là rất cần thiết. Mỗi bạn trẻ nên luôn tự đặt câu hỏi “Mình nên làm gì khi nguy hiểm đang ở trước mặt?”

          Tháng 5 năm 2008, khu vực Vấn Xuyên, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc xảy ra động đất mạnh, trong hoàn cảnh bất ngờ đó những hành động tự bảo vệ của cô bé Khang Khiết, 11 tuổi được mọi người thán phục:

          Khi xảy ra động đất, Khang Khiết và các bạn của em đang ở phòng học trên tầng 6, tai nạn bất ngờ khiến mọi người hoảng loạn, giáo viên lập tức yêu cầu các em chạy ra ngoài. Nhưng cô bé Khang Khiết đã có những phán đoán riêng trong tình huống nguy hiểm lúc đó. Nhận thấy việc chảy ra khỏi phòng học theo yêu cầu của cô giáo là không an toàn, cô bé vội nấp sau phía dưới bàn học. Nhưng ngay sau đó cô bé nhận thấy tòa nhà dường như sắp sập xuống, trong khoảnh khắc suy nghĩ, cô bé chọn cách nhảy ra khỏi tòa nhà: “Tình hình lúc đó quá nguy cấp, tòa nhà dường như sắp sập, nếu bị kẹt bên trong toàn nhà chắc chắn không thể thoát ra ngoài, thế nên cháu chọn cách nhảy xuống, mặc dù nguy hiểm nhưng vẫn còn một chút hy vọng sống sót”. Phía trước tòa nhà là sân vận động, phía sau là vườn rau. “Khu vực sân vận động đều là sân bê tông, nếu rơi xuống đó chắc chắn sẽ chết; còn trong vườn rau là đất bùn nhảy xuống đó còn có chút hy vọng”. Thế là Khang Khiết nhảy từ tầng 6 xuống khu vườn. Trong lúc rơi xuống, cô bé không thể để đầu, tiếp đất, tay và chân đều không thể chạm đất trước. Sau sự việc cô bé cho biết: “ Cháu cố gắng để mông tiếp đất, vì vậy lúc chạm đất chỉ có chân bị thương”. Rất may cô bé vừa nhảy xuống thì tòa nhà cũng sụp đổ. Rất nhiều giáo viên và học sinh chọn cách thoát ra bằng cầu thang đều bị kẹt trong đống đổ nát.

         Sau khi thoát nạn, Khang Khiết vội chạy tới khu đổ nát cứu người. Cảm thấy thể lực ngày càng yếu, không còn cách nào khác, cô bé vội chạy ra phía ngoài kêu cứu. Được sự giúp đỡ của mọi người, nhiều giáo viên và học sinh đã được cứu sống.

          Sự dũng cảm, kiên cường của cô bé thật đáng khâm phục, nhưng kiến thức tự phòng hộ trước tai nạn mới là yếu tố chính khiến cô bé sống sót. Sự việc trên minh chứng cho tầm quan trọng của việc giáo dục sự an toàn cho các bạn tuổi teen.

          Các bậc cha mẹ đều mong muốn con em mình được sống trong một thế giới an toàn và hạnh phúc. Tuy nhiên có một thực tế : Trong quá trình trưởng thành của trẻ, nguy hiểm luôn hiện diện, luôn có những sự việc ngoài ý muốn xảy ra. Từ những vấn đề nghiêm trọng như động đất, hỏa hoạn, tai nạn giao thông, bệnh tật,… đến những thứ nhỏ nhặt hàng ngày đều có thể dẫn đến những hậu quả khó lường. Trận động đất tại Vấn Xuyên, Tứ Xuyên, Trung Quốc, dịch cúm gia cầm H1N1 không ngừng nhắc nhở chúng ta nguy hiểm có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong cuộc sống con em mình. Bố mẹ không thể là những người đứng ngoài cuộc. Bố mẹ không chỉ giúp các em học cách đề phòng nguy hiểm mà còn cần dạy các em cách tự bảo vệ khi đối mặt với tình huống nguy hiểm. Khi có tai nạn xảy ra, hầu hết mọi người đều chỉ biết phản ứng một cách tiêu cực, nhưng nếu biết vận dụng những kỹ năng thoát hiểm, các em có thể cứu sống chính bản thân mình dù chỉ trong gang tấc.

       Cuốn sách “Kỹ năng sống an toàn dành cho tuổi teen: Cách xử lý tình huống khẩn cấp” nhằm trang bị cho các em cách tự bảo vệ thông qua những ví dụ thực tế, sinh động, ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích, cách viết khoa học, kiến thức và kỹ năng thiết thực, đồng thời giúp các bạn tuổi teen có thể bình tĩnh, khéo léo ứng phó trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Cuốn sách này hiện nằm trên giá sách dành cho tuổi Teen của thư viện trường THPT Nguyễn Trãi – Ba Đình, rất mong được các em học sinh đón đọc.

Cảm ơn các Thầy cô và các em học sinh đã quan tâm!

                                                                             Cán bộ thư viện. 

                                                                          Nguyễn Thùy Linh

Tiện Ích

icon-tin-diemSỔ LIÊN LẠC ĐIỆN TỬ
Kết nối Nhà Trường & Phụ huynh


icon-quan-ly-giao-vienQUẢN LÝ GIÁO VIÊN
Tra cứu danh sách CBGVNV


icon-downloadDOWNLOAD PHẦN MỀM
Hỗ trợ giảng dạy học tập

 

44083891 287824098492910 1694953481237954560 n