logo-mini

icon-home-grey50 Nam Cao, Ba Đình, Hà Nội
icon-phone-grey0243 845 6680
icon-email-greyc3nguyentrai@hanoiedu.vn
icon-email-greyphuonglannguyen009@gmail.com

Thông báo chung:

Thông báo chung

Giới thiệu sách tháng 5: " LỜI TỰ THÚ CỦA MỘT NHÀ BÁO MỸ"

 

Các em học sinh và các Thầy Cô thân mến!

Điều gì khiến cho “Lời tự thú của một nhà báo Mỹ” trở thành cuốn sách “bom tấn” tại Mỹ trong năm 2008?- Đó là câu hỏi mà rất nhiều độc giả sẽ tò mò khi lần đầu tiên cầm cuốn sách này trên tay.

Trước hết cho phép tôi được giới thiệu về tác giả của cuốn sách. Tom Plate, phóng viên chuyên đề, nhà văn, nhà tường thuật viên đài BBC hay nhà sáng lập Mạng lưới truyền thông Châu Á Thái Bình Dương – một tổ chức phi lợi nhuận. Có lẽ với cuốn sách này, ông sẽ thích được gọi là một nhà báo Mỹ hơn chăng, vì ông đã đặt cho nó cái tựa đề “Lời tự thú của một nhà báo Mỹ”

Cuốn sách này của Tom Plate trở thành một hiện tượng của năm 2008, và được rất nhiều người châu Á quan tâm. Ông cũng đã có cuộc phỏng vấn với bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước Việt Nam và bài báo “Sức mạnh của phụ nữ Việt Nam” đã được đăng trên Japan Times Online ngày 4/4/2008. Bài viết có đoạn “Với Việt Nam, Mỹ tự coi họ là một cường quốc, và cư xử giống như một cường quốc. Và vì là một cường quốc như vậy, họ không thể chấp nhận rằng, người Việt Nam lại đấu tranh chống lại họ. Chỉ khi bị thất bại nặng nề, Mỹ mới chịu rút khỏi Việt Nam.

Các bạn thân mến, có thể những trang đầu tiên chưa đủ sức thu hút, nhưng với tôi, cuốn sách thực sự sống động khi bj cuốn vào đoạn viết về Tổng thống Bill Clinton trả lời phỏng vấn ở Hội nghị tại Davos. Cái cách mà Tom Plate nghĩ ra để giữ chân Bill Clinton và có được cuộc phỏng vấn độc quyền để đời cho mình thật là độc đáo. Đó chính là một trong những pha được Tom gọi là “cho thằng lùn nhảy trang” – cách mà ký giả người Mỹ này đã tạo ra những phút giây mang lại thành công trong cuộc đời của mình ra sao. Và cứ thế những trang tiếp theo sẽ hút độc giả vào những câu chuyện bếp núc song đầy lý thú của nghề báo. Nếu bạn thật sự quan tâm đến truyền thông Mỹ và những nhân vật huyền thoại của thế giới trong thế kỷ 20, bạn sẽ thấy thích thú với những cuộc phỏng vấn độc quyền của Tom Plate với Bin Clinton, Tony Blair, Lý Quang Diệu, Đổng Kiến Hoa, Koizumi Junichiro, Kim Young Sam v.v.. Nhà truyền thông Mỹ tài ba này đã đặt chân đến những nơi mà bất kỳ người phóng viên nào cũng đều mơ ước, từ số 10 Phố Downing cho tới Nhà xanh (Blue House) ở Seoul, Hàn Quốc, từ văn phòng của Lý Quang Diệu ở dinh thự Istana cho tới Nhà trắng ở Washington.

Quả đúng như lời đề từ “Những gì người ta không dạy bạn ở trường báo chí”, cuốn sách là những bài học thú vị rút ra từ cuộc đời của một nhà báo dày dạn kinh nghiệm. Qua đây, tác giả đề cập đến trách nhiệm to lớn của các tờ báo, tạp chí, trách nhiệm của các ký giả và phóng viên, họ cần phải cẩn trọng, sâu sắc và chín chắn trong từng ngôn từ của mình. Hơn nữa, những quan điểm của ông về nền báo chí Mỹ có thể khiến bạn thật ngạc nhiên: một nhân vật thành công trong nghề báo như Tom Plate song chính ông lại nhìn thấy rất nhiều khiếm khuyết của nghề báo.

Sự hấp dẫn của cuốn sách này là ở chỗ chúng ta luôn phải suy ngẫm những vấn đề mà Tom Plate đặt ra. Cuốn sách ko chỉ dành cho những sinh viên, những người đang hoạt động trong lĩnh vực báo chí, mà còn cuốn hút cả những người yêu thích ngành truyền thông. Có lẽ lời giới thiệu của tôi không bao giờ trọn vẹn, hãy để tác phẩm tự cất tiếng nói. Xin mời bạn lật giở những trang sách để khám phá “lời tự thú” đầy lôi cuốn của một nhà báo Mỹ.

                                                                                                   Nhân viên Thư viện

     Nguyễn Thùy Linh

Tiện Ích

icon-tin-diemSỔ LIÊN LẠC ĐIỆN TỬ
Kết nối Nhà Trường & Phụ huynh


icon-quan-ly-giao-vienQUẢN LÝ GIÁO VIÊN
Tra cứu danh sách CBGVNV


icon-downloadDOWNLOAD PHẦN MỀM
Hỗ trợ giảng dạy học tập

 

44083891 287824098492910 1694953481237954560 n