logo-mini

icon-home-grey50 Nam Cao, Ba Đình, Hà Nội
icon-phone-grey0243 845 6680
icon-email-greyc3nguyentrai@hanoiedu.vn
icon-email-greyphuonglannguyen009@gmail.com

Thông báo chung:

Các hoạt động khác

Giới thiệu sách tháng 1 năm 2023: Điểm sáng chủ đề: Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc

 

Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một tư tưởng luôn được đề cao trong lịch sử xây dựng và phát triển đất nước của nhân dân Việt Nam. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm của mỗi công dân, trong đó có phần quan trọng của thế hệ trẻ. Nhân dịp Tết đến, thư viện trường THPT Nguyễn Trãi- Ba Đình mời bạn đọc cùng tìm hiểu giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong các tác phẩm dưới đây.

Đối với mỗi người con sinh ra và lớn lên mang dòng máu Việt thì có lẽ ngày Tết cổ truyền là ngày lễ lớn nhất và đã có từ rất lâu. Ngày Tết có ý nghĩa vô cùng quan trọng và ý nghĩa. Ngày Tết nhằm đánh dấu sự kết thúc năm cũ và khởi đầu một năm mới, với bao sự hân hoan và sum họp gia đình.

Ngày Tết không chỉ được thấy qua cuộc sống, qua tivi, màn ảnh mà còn được đề cập rất nhiều trong văn chương, sách báo. Vì thế, hãy cùng nhau tìm hiểu về những cuốn sách dưới đây để biết nhiều hơn về ngày lễ Tết cổ truyền Việt Nam nhé.

1. Ly Và Chũn – Tết Là Nhất, Nhất Là Tết! (Mèo Mốc)

Như mọi khi, cuốn sách mới của tác giả Mèo Mốc vẫn tiếp tục là một món quà dành tặng cho bạn đọc mọi lứa tuổi. Trẻ em sẽ thấy một câu chuyện đầy ắp nụ cười hồn nhiên, người lớn sẽ ngẫm ngợi về những đổi thay giữa Tết xưa và Tết nay. Nhưng dù là người lớn hay trẻ em, khi đọc cuốn sách này cũng sẽ thấy Tết… là nhất, và nhất là Tết!

“Một câu chuyện dễ thương, đáng yêu về 2 bé Ly, Chũn cùng gia đình khi về quê ăn tết. Quyển sách mang lại những cảm xúc thân thương về tình cảm gia đình và những giá trị của Tết Cổ Truyền Việt Nam. Rất khó diễn tả bằng lời, nhưng đã lâu lắm rồi, tôi mới đọc một quyển sách hay tới như vậy – vừa hài hước, vừa nồng ấm, vừa tôn vinh những giá trị của Việt Nam. Tôi đọc nhưng vẫn hít hà được cái không khí Tết mà quyển sách mang lại. “Nội dung sách tuy bình dị nhưng lại lôi cuốn với cách kể chuyện hóm hỉnh của Mèo Mốc.

2. Hội Hè Lễ Tết Của Người Việt (Nguyễn Văn Huyên)

Cuốn sách tập hợp những tiểu luận nghiên cứu về lễ – tết – hội, về tín ngưỡng, tâm thức tôn giáo của người Việt trong xã hội truyền thống. Viết bằng tiếng Pháp, những tiểu luận này, trước hết, là cách trò chuyện thú vị và hấp dẫn giữa một người trí thức bản địa với những độc giả, nhà nghiên cứu Pháp, những người cũng đang mong muốn và thậm chí, tham vọng tìm hiểu Việt Nam một cách kĩ càng.

“Cứ nghĩ đọc cuốn này sẽ rất nhàm chán và buồn ngủ như lịch sử. Nhưng hóa ra nó lại không như vậy, đọc vô cùng dễ hiểu và thú vị, cứ như đọc Liêu trai chí dị phiên bản Việt Nam. Có những thứ gọi là tục lệ, truyền thống lưu truyền từ đời này sang đời khác, bây giờ đã được giản lược đi rất nhiều nhưng nó vẫn mang một ý nghĩa tâm linh, nếu không đọc cuốn này chắc mình không nghĩ là có những thủ tục nhiều thế đâu . Tác giả muốn khẳng định rằng không phải những tục lệ và truyền thuyết của dân Việt Nam đều đến từ Trung Quốc, mà dân ta cũng tự sáng tạo ra những vị thần, những câu chuyện kể,tục lệ thờ cúng riêng. “

“Chỉ là một tập hợp các tiểu luận của Nguyễn Văn Huyên về những ngày lễ tết nhưng đọc rất thú vị và có giá trị khảo cứu cao, vì ông tả vô cùng chi tiết ngày lễ tết, ý nghĩa và phong tục. Qua đó ta có thể đối chiếu so sánh để thấy những thay đổi ngày nay như thế nào. Ngày Tết thì có thể vẫn thế, dù không còn trồng cây nêu, dù háo hức phai nhạt ít nhiều.

3. Lễ Tết 365 Ngày (Thanh Bình)

Đây sẽ là cuốn cẩm nang bổ ích cho mọi người trên những lộ trình khám phá văn hoá của mình, góp phần làm phong phú thêm tâm hồn qua những kiến thức thú vị về lễ và tết của dân tộc mình.

4. Nhâm Nhi Tết (Nhiều Tác Giả)

Hãy đến với “Nhâm Nhi Tết”, ấn phẩm đặc biệt của Nhà xuất bản Kim Đồng – một tuyển tập truyện, thơ cùng những bài giới thiệu về âm nhạc, hội hoạ có chủ đề Xuân và Tết. Cuốn sách này sẽ mời bạn bước vào Góc Đọc Tết với những câu chuyện mùa xuân ấm áp của các tác giả Xuân Quỳnh, Trần Hoài Dương, Lý Lan, Kim Hoà, Rosita Nguyễn, nghe những lời thơ xuân đẹp đẽ của Nguyễn Vĩnh Tiến, Hoài Khánh, Thuỵ Anh, “nếm” món mứt của tác giả Gianni,…

5. Kể Chuyện Tết Nguyên Đán (Trương Quý)

“Kể chuyện Tết Nguyên đán” sẽ kể cho em nghe từ phong tục ngày Tết: nghi lễ thờ phụng cho đến công việc sửa soạn sắm Tết, dọn nhà, làm cỗ… Hơn nữa, nó còn giúp em cảm nhận được hệ sinh thái Tết sinh động từ cội nguồn tâm linh với các câu chuyện cổ tích, sự tích Táo quân, sự tích cây nêu ngày Tết, những tục lệ đẹp xông đất, mừng tuổi, xin chữ… đến văn hóa Tết với tranh Tết, câu đối Tết, những lễ hội mùa xuân, gói bánh chưng, bày mâm ngũ quả…

Có thể nói giữ gìn bản sắc văn hoá không chỉ có ý nghĩa với cộng đồng mà còn rất ý nghĩa đối với mỗi con người, vì những giá trị văn hóa được thể hiện trong nếp sống, nếp nghĩ hằng ngày của mỗi con người. Hi vọng những quyển sách trên đây sẽ giúp độc giả phần nào nâng cao ý thức trong công cuộc xây dựng và phát triển nền Văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời đại hiện nay.                                                                                                                                                                                                                                                                                            Cán bộ thư viện. 

                                                                                        Nguyễn Thùy Linh

Tiện Ích

icon-tin-diemSỔ LIÊN LẠC ĐIỆN TỬ
Kết nối Nhà Trường & Phụ huynh


icon-quan-ly-giao-vienQUẢN LÝ GIÁO VIÊN
Tra cứu danh sách CBGVNV


icon-downloadDOWNLOAD PHẦN MỀM
Hỗ trợ giảng dạy học tập

 

44083891 287824098492910 1694953481237954560 n