logo-mini

icon-home-grey50 Nam Cao, Ba Đình, Hà Nội
icon-phone-grey0243 845 6680
icon-email-greyc3nguyentrai@hanoiedu.vn
icon-email-greyphuonglannguyen009@gmail.com

Thông báo chung:

Thông báo chung

Giới thiệu sách tháng 10:" ĐƯỜNG VỀ VỚI MẸ CHỮ"

Nền văn học cách mạng Việt Nam được Bác Hồ đặt nền móng từ những năm đầu thế kỷ 20 và có bước phát triển rực rỡ từ sau Cách mạng tháng 8/1945, đặc biệt là trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng lại đất nước sau chiến tranh. Đó là thành tựu to lớn và phong phú cả về nội dung, tư tưởng, nghệ thuật và đội ngũ sáng tác. Những tác phẩm văn học kết tinh tài năng, tâm huyết của nhiều thế hệ nhà văn đã đi vào ký ức hàng triệu người Việt Nam, góp phần nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách con người Việt Nam, làm giàu có thêm những giá trị văn hóa Việt Nam mà ông cha ta đã dày công xây dựng.

Với lòng trân trọng và ý thức trách nhiệm cao, tập thể cán bộ, biên tập viên Nhà xuất bản đã hoàn thành bộ sách quý với sự cố gắng cao nhất. Bộ sách gồm những tác phẩm của 121 tác giả được trao Giải thưởng Nhà nước qua đợt, năm 2001, năm 2007 và năm 2012.

Khoảng 338 trang sách khổ 14.5x20.5 cm không nói gì đến việc học, mà chỉ kể về chuyện đi học, đã vô cùng phong phú, bởi con đường dài dặc đó hầu hết là xuyên qua các cánh rừng rậm hoang sơ. Nhà văn Ma Văn Kháng nhận xét: Tác giả đã trải nghiệm và kể lại, nó thực đến từng chi tiết và tự nhiên ở cả những cảm giác huyền ảo mà nó tạo nên.           

Thiên nhiên hoang dã ở nước ta, dù ở cực bắc hay cực nam, đều có nhiều điều bí ẩn, kỳ diệu, trước đây sở dĩ ta chưa biết đến vì chưa có những nhà văn có tài, gắn bó máu thịt với chúng như Đoàn Giỏi, như Vi Hồng để miêu tả lại. Trên đường đến với Mẹ Chữ, Vi Hồng cùng các bạn mới được chứng kiến nhữn chuyện lạ tưởng như chỉ còn trong lời kể của già bản: “Rết hổ kéo đàn kéo lũ hành quân qua rừng, qua núi... ào ào như một trận mưa rào. Nhưng khi rình mồi lũ rết ghê hồn lại nằm im thin  thít. Một con rết hổ to bằng mái chèo, dài bằng sải tay, có hàng trăm rết nhỏ đi theo... Người hoặc hàng trăm loài vật khác, dù to lớn như hổ, như gấu, bị rết hổ cắn đều chết tức khắc. Nhiều người già từng thấy rết hổ cắn những con gấu, con hổ lớn. Con rết mà ngoạm vào chân con vật, con vật đau buốt đến tim óc, đổ xuống như một cột đá. Lập tức hàng trăm con rết con bâu vào cắn xé, ăn thịt con vật, trong chốc lát chỉ còn bộ khung xương...”.

Vi Hồng và người bạn ỉ vào hai chiếc xe đạp lắp đèn pha mới, đã băng rừng trong đêm để chóng về nhà ăn Tết. Ai ngờ hai chiếc đèn đều hỏng cả, khiến hai cậu phải đối phó suốt đêm với một con hổ đói lẵng đẵng theo suốt dọc đường. Các cậu được chứng kiến con hổ “rung rừng” dọa nạt con mồi (bốn chân nó cào và hất đất đá nhanh không cái máy nào nhanh bằng) như một cơn lốc dữ dội tưởng phải hàng chục con hổ mới làm được như vậy. Con hổ đói còn chặn đường hai cậu, cảnh tượng thật kỳ lạ:  “Con hổ ngồi cao hơn người tôi đứng. Hổ ngồi im, tôi cũng dạng chân, đứng tấn, cầm con dao nhọn thế thủ. Chừng ba phút im lặng nặng nề khủng khiếp trôi qua, hổ bỗng phun nước bọt ào ào, xối xả... đập vào mặt tôi. Cái sức gió của nó phun ra mạnh đến nỗi tôi gần như không đứng vững. Nhưng tôi bỗng nhớ người già nói rằng: hổ phun nước bọt, làm con mồi ngã để bắt. Các già mường nói thêm rằng: Nếu con mồi không đổ, không ngã sóng xoài thì hổ không dám bắt. Vì thế phải dũng cảm mà hét lên, dùng hết sức của mình mà chống lại. Tôi cũng hét to lên và làm động tác như lao vào nó. Tôi tiến lên chừng hai bước. Hổ lùi lại hai bước. Và lão hổ lại ngồi xuống lặng im. Rồi hổ lại đứng dậy, lại phun nước bọt...” Người và hổ cứ cầm cự tiến lui như thế đến dăm lần... Cuối cùng nghị lực hai con  người nhỏ bé đã thắng. Cậu bạn đã kịp đốt lửa lên, lúc này hổ đã lâm vào thế yếu.

Cuộc cầm cự với hổ dữ như tiêu biểu cho sự việc nhóm học sinh Cao Bằng cầm cự với mọi khó khăn trên quãng đường 300 km suốt mấy năm học tập, để hôm nay người dân tộc đã có một thế hệ trí thức mới: Cả 7 người trong nhóm đều ở những cương vị phụ trách khác nhau (thời điểm 1996-97): Phan Văn Hỏn (dân tộc Nùng), mang tên mới Phan Chu Minh, thượng tá Viện trưởng Viện quân y 91, Đặng Đình Lư - Giám đốc mỏ Thiếc Cao Bằng, Lê Văn Hoảnh - Tổng công trình sư ở Tây Nguyên, Bế Tâm - Giám đốc  xưởng Dược Cao Bằng, còn tác giả Vi Hồng thì giảng dạy tại khoa văn Trường đại học sư phạm Việt Bắc, trước khi nghỉ hưu.

Hơn nửa thế kỷ qua đi, cảnh vật những trang rừng  do Vi Hồng ghi lại đã như từ thuở xa xưa nào. Mới thấy: Bên cạnh cuộc chiến bảo vệ rừng và môi trường thiên nhiên tươi đẹp, ta cần biết bao những nhà văn yêu quý thiên nhiên như Đoàn Giỏi, Vi Hồng... Không phải ta không thể có những nhà văn chuyên viết về thiên nhiên như Prisvin của nước Nga cho ta say đắm những cánh rừng Nga! Nhưng trước hết, các nhà văn người dân tộc (giàu vốn sống núi rừng) phải được nâng lên một tầm văn hoá thích ứng cho những tác phẩm dài hơi!

Trên đường đi gặt hái kiến thức, cậu bé Vi Hồng đã tích lũy vốn sống và kiến thức như thế đấy để trở thành nhà văn Vi Hồng yêu quý của các bạn đọc nhỏ tuổi, và cả độc giả người lớn chúng ta nữa! Ông đã xuất bản được 15 tác phẩm văn xuôi với cuộc đời quá ngắn, 61 năm!

Kính chúc các thầy cô mạnh khỏe! Chúc các em học giỏi và hãy đến Thư Viện tìm đọc cuốn sách Cô vừa giới thiệu! Cuốn sách có nhãn TKT1088 nằm ở giá sách Văn học Việt Nam!

                          Cán bộ Thư viện

                         Nguyễn Thùy Linh

Tiện Ích

icon-tin-diemSỔ LIÊN LẠC ĐIỆN TỬ
Kết nối Nhà Trường & Phụ huynh


icon-quan-ly-giao-vienQUẢN LÝ GIÁO VIÊN
Tra cứu danh sách CBGVNV


icon-downloadDOWNLOAD PHẦN MỀM
Hỗ trợ giảng dạy học tập

 

44083891 287824098492910 1694953481237954560 n